Sunday, February 23, 2014

Cá nhà táng biết đỡ đẻ

6:30 AM

Khi có con cái nào sắp chuyển dạ, những con cá cái khác bơi quanh để "đỡ đẻ". Chúng giúp cá con ngoi lên mặt nước hít hơi thở đầu tiên.

Tinh thần "tương thân tương ái" ấy thật hiếm thấy ở loài vật.

Cá nhà táng (tên khoa học Physeter catodon) nặng trung bình trên dưới 30 tấn, lớn nhất trong họ hàng nhà cá voi có răng. Nó có cái đầu chiếm tới 1/3 chiều dài cơ thể. Trong cái đầu to đó lại chứa dung lượng rất lớn một loại chất thường được gọi là dầu cá nhà táng (Spermacati).

Dù chúng ta hay gọi loài này là cá nhưng chúng được xếp vào loài động vật có vú, cũng đẻ con (chứ không phải trứng) và cho con bú sữa. Mỗi lần sinh nở, cá nhà táng chỉ cho ra một con, nhưng thỉnh thoảng cũng có trường hợp sinh đôi. Cá mẹ cho con bú đến khi con được 2 tuổi.

Cá nhà táng có khả năng lặn sâu đến 1.000 m và thậm chí khi cần có thể lặn xuống gấp đôi độ sâu này để bắt mực ống loại lớn làm thức ăn. Ở độ sâu như vậy, chúng được thiên nhiên "trang bị" một hệ thống phát sóng siêu âm (giống loài dơi) để tìm mồi trong môi trường tối đen dưới đáy đại dương.

Mùa giao phối của chúng diễn ra vào khoảng tháng 4. 16 tháng sau, cá con chào đời. Cá cái trưởng thành sau 9 năm, còn cá đực 25 năm.

Hàm dưới cá nhà táng có răng nhưng không dùng để làm gì cả. Chiều dài cơ thể con đực khoảng 18 m. Cá cái bằng khoảng 80% chiều dài và nặng khoảng 50-60% trọng lượng cá đực. Cá nhà táng sống trong các đại dương từ khoảng 70 vĩ độ bắc đến khoảng 70 vĩ độ nam.


Theo Tài Hoa

0 facebook-blogger:

Post a Comment

 
Toggle Footer