- Cây này phân bố khá phổ biến ở nước ta từ độ cao 200m đến 2000m.
- Người bị ngộ độc lá ngón có các triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn… sau đó bị mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết rất nhanh do ngừng hô hấp.
- Người bị ngộ độc lá ngón có các triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn… sau đó bị mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết rất nhanh do ngừng hô hấp.
- Khi gặp cây này không nên bẻ lá hoặc bẻ cành, tránh tiếp xúc và khi muốn chụp hình thì cầm nhẹ Không ngậm vào miệng, cài hoa lên đầu, tóc ... Và khi có triệu chứng ngộ độc cần:
- Dùng nước của rau má tươi nguyên cây sau khi rửa sạch và giã nát có thể dùng để giải độc lá ngón, cây rau muống giã nhỏ lấy nước uống.
- Hoặc cho nạn nhân uống nước phân trâu, phân bò để nôn ra độc tố... làm mọi cách để người ăn phải ói ra càng nhiều càng tốt.
- Dùng nước của rau má tươi nguyên cây sau khi rửa sạch và giã nát có thể dùng để giải độc lá ngón, cây rau muống giã nhỏ lấy nước uống.
- Hoặc cho nạn nhân uống nước phân trâu, phân bò để nôn ra độc tố... làm mọi cách để người ăn phải ói ra càng nhiều càng tốt.
2. Cây trúc đào - Sát thủ thầm lặng
Loài này được trồng phổ biến ở nước ta ở nhiều nơi như Công viên, đường phố, một số người còn đem về nhà trồng làm cây cảnh vì có hoa đẹp.
- Toàn bộ cây này, bao gồm cả nhựa cây màu trắng sữa là rất độc và bất kỳ bộ phận nào đều có thể gây ra các phản ứng có hại cho sức khỏe.
- Người ta cho rằng chỉ cần ăn phải từ 10-20 lá trúc đào thì một người lớn cũng có thể bị nguy hiểm đến tính mạng và chỉ cần 1 chiếc lá cũng có thể gây tử vong ở trẻ em.
- Các bộ phận khô của loài cây này vẫn là rất nguy hiểm cho các động vật như cừu, ngựa, bò và các động vật gặm cỏ khác, với chỉ 100 g lá khô cũng đủ giết chết cả một con ngựa trưởng thành.
- Sau khi chất độc vào cơ thể sẽ gây ra các triệu chứng: Nôn mửa dữ dội, sau đó người mệt lả không muốn nói năng cử động gì, có khi nhức đầu, chóng mặt đau bụng. Ngộ độc nặng hơn thì có thể trụy tim, tụt huyết áp, hôn mê rối loạn nhịp tim. Ngộ độc quá nặng sẽ dần dần thiếu ôxy lên não. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Phòng tránh:
- Trong mọi trường hợp nếu ăn phải trúc đào thì phải đưa nạn nhân tới bệnh viện ngay. Kích thích gây nôn và rửa ruột là các biẹn pháp bảo vệ cần thiết để giảm sự hấp thụ các hợp chất có độc.
- Lưu ý, chất độc của cây trúc đào không bị phá hủy khi đun sôi hoặc qua quá trình phơi khô sấy. Không trồng trúc đào ở cạnh nguồn nước (giếng ăn, bể nước...) vì lá, hoa trúc đào rụng xuống làm nhiễm độc nước.
3. Cây lá han - Kẻ gây ngứa phồng rộp khủng khiếp
Khi gặp, đụng phải những loài cây này, cách tốt nhất là các bạn đừng cố gãi ngứa mà cứ để nguyện chịu đựng một lúc, lấy nước rửa nhẹ, khăn ướt đắp lên các vùng bị ngứa sẽ giảm cảm giác đau rát. Trường hợp bị quá nặng thì chả còn cách nào hơn là quay về càng sớm càng tốt nếu như bạn không muốn nhận một kết cục đau thương trong bệnh viện vài tuần điều trị.
Có rất nhiều loài cây gây ngứa trong rừng. Tuy nhiên các loài thực vật gây ngứa khủng khiếp dẫn đến tình trạng sưng, rát, phồng rộp mọng nước là các loài thuộc họ Gai Urticaceae và 3 trong số loài được cho là khiếp nhất theo thứ tự từ CAO đến THẤP:
- Han voi: - Trẻ em, phụ nữ da mỏng đụng phải nhiều có thể gây tử vong
- Han trắng: - Gây ngứa rát, sưng, phồng rộp và chữa lành vết thương rất lâu, dễ bị nhiễm trùng
- Han tía: - Gây ngứa đủ để bạn nhớ đời dù chỉ đụng phải 1 lần
Trong rừng khi đi phượt nhất là các tỉnh phí Bắc Việt Nam và vùng núi cao Tây nguyên chúng ta rất thường gặp bọn này. Vô tình quẹt phải tay, mặt ... những phần da non của cơ thể chúng ta cảm nhận ngay sự rát bỏng như có vật gì chà sát mạnh vào cơ thể. Và gây ngứa rất khó chịu. Càng gãi càng ngứa và càng làm cho da đỏ lên sưng phồng thành những mụt nước nhỏ và lớn dần. Đôi khi trong quá trình đi Toilet lỡ không may mà ngồi dính cây này thì coi như là ... “THÍCH THÍCH NHÉ“. Ngày đầu tiên trong rừng các bạn không nên tắm suối ở các vũng nước sâu có nhiều rác (sẽ có bài viết sâu về vấn đề tại sao không nên tắm suối) vì những cây han mục nát vẫn có thể gây ngứa như thường và nên dùng dụng cụ múc nước tắm không để các phần thảm mục thực vật dính vào. Có nhiều trường hợp sau khi đi về bị ngứa không ngừng chữa mãi không khỏi cũng một phần do bị các loài cây gây ngứa bám vào da gây nên ...
Khi gặp, đụng phải những loài cây này, cách tốt nhất là các bạn đừng cố gãi ngứa mà cứ để nguyện chịu đựng một lúc, lấy nước rửa nhẹ, khăn ướt đắp lên các vùng bị ngứa sẽ giảm cảm giác đau rát. Trường hợp bị quá nặng thì chả còn cách nào hơn là quay về càng sớm càng tốt nếu như bạn không muốn nhận một kết cục đau thương trong bệnh viện vài tuần điều trị.
0 facebook-blogger:
Post a Comment