"Ngày đó bọn trẻ chúng tôi không phải đi học hai buổi như bây giờ. Cũng không có nhiều bài tập đến nỗi ngồi còng lưng hết cả thời gian như bây giờ. Bọn trẻ chúng tôi khoảng 4-6 đứa, bằng tuổi nhau tức là học cùng buổi với nhau.
Thời gian còn lại (thường là buổi chiều) thì chơi đủ thứ trò: quay dĩa này, canh một canh hai này, bắt sáo vòng này, keo này, trốn tìm này… nhưng thích nhất vẫn là trò hát tuồng, nhất quyết là tuồng Sơn Tinh - Thủy Tinh.
Thời gian còn lại (thường là buổi chiều) thì chơi đủ thứ trò: quay dĩa này, canh một canh hai này, bắt sáo vòng này, keo này, trốn tìm này… nhưng thích nhất vẫn là trò hát tuồng, nhất quyết là tuồng Sơn Tinh - Thủy Tinh.
Một đứa trong bọn đã thuộc lời thoại của tuồng cải lương dễ thương ấy nhờ bà ngoại của nó vốn là dân “ghiền cải lương”.
“Nhớ nhớ khi xưa, non nước Âu Lạc thái bình, thái bình, thái thái thái bình. Có cô Mị Nương vừa lên, vừa lên đôi tám, xinh tươi như hoa, đẹp như tiên nga, non bồng giáng sinh non bồng giáng sinh…
Bỗng một bữa kia, đâu đó ra mặt hai chàng, hai chàng, hai hai hai chàng. Hai khanh nơi đâu, tên gì nói ra cho trẫm biết tên cho trẫm biết danh…”.
Trang sức cho công chúa Mị Nương là một nhánh hoa trạng nguyên kết thành vòng đội lên đầu. Chiếc khăn the hằng ngày vốn là khăn choàng đầu của bà ngoại tôi, bây giờ đã thành áo choàng của công chúa.
Những cuộc vui khác như chạy đua, ai làm toán nhanh nhất, ai gan dạ nhất… đều kết trạng nguyên làm “vòng nguyệt quế” để trao tặng người thắng cuộc. Trong bọn chúng tôi có thằng Được là lớn hơn hai tuổi. Nó sẽ làm thầy giáo trong trò chơi “Ai làm toán nhanh nhất?”, “Một con vịt đi trước hai con vịt, hai con vịt đi trước một con vịt, một con vịt đi giữa hai con vịt. Hỏi có mấy con vịt?”.
Dễ vậy đó mà mấy đứa chổng mông vạch tính xuống đất, tính cả buổi vẫn không ra. Trò “Ai gan dạ nhất?” (sau mới biết ai là ngu nhất) thì dễ ợt, nhà thằng Tựu vốn làm lò xe bò, cái thời xe bò còn dùng bánh sắt ấy. Lâu ngày chiếc niềng sắt bị giãn, long ra khỏi bánh xe. Vậy là phải đốt cho nó nóng ra, cắt bớt đi, rồi lại đốt nóng tròng trở vào bánh xe. Kẻ gan dạ là dám đi một vòng trên chiếc niềng sắt nóng ấy, lúc nó vừa được tròng vào bánh xe!
Rồi ngày lễ nhà giáo Việt Nam lại đến, lũ học sinh chúng tôi không tặng quà mang tính vật chất như bây giờ. Một quả bưởi, trái dưa hấu, bịch bánh sâmbanh mỏng lét cứng còng… và rất nhiều hoa. Hoa điệp vàng vàng đỏ đỏ, bông giấy đầy gai ửng sắc trắng hồng, bông quỳ dại vàng ươm như nắng kết thành một bó hoa to mang vào trường tặng thầy cô. Hương đồng nội thơm nồng cả buổi ban mai. Và qua ngày 20-11 ấy, cả tháng sau hàng rào trạng nguyên nhà tôi mới có thể “phục hồi sinh lực”, bởi toàn bộ lá trạng nguyên đã bị vặt sạch để bó chung với các loại hoa rồi.
Tôi vẫn nhớ nhất những đêm trăng. Đám con nít rất ưa trò chơi trốn tìm. Trốn tìm ngay dưới chân những gốc hoa mảnh dẻ ấy. Trăng muôn đời vẫn sáng. Chỉ có những trò chơi tuổi thơ là “tuyệt chủng” mất rồi. Hàng rào hoa trạng nguyên nhà tôi phải dẹp đi để kéo rào B40 cho khu nhà “vuông thành sắc cạnh”. Nghĩa là tuổi thơ tôi đã vĩnh viễn mất đi. Nhưng ký ức thì vẫn còn âm ỉ."
Bây giờ chắc tụi nhỏ cũng không chơi những trò như thế, toàn thời gian hầu như chúng dồn vào việc học. Ở nông thôn thì may ra mới có những hàng cây trạng nguyên mà chơi, mà nghịch. Ôi một tuổi thơ tương đối dữ dội!
Hiện nay, hoa trạng nguyên được trồng rất nhiều, nhưng không phải thả lăn thả lóc như ngày xưa, mà nó được chăm chút hơn, được trồng vào những chậu nhỏ dùng để trang trí khu vực,...
0 facebook-blogger:
Post a Comment