Thursday, February 26, 2015

9 diều bạn cần loại bỏ khi giao tiếp

11:15 AM

Giao tiếp là một kĩ năng rất quan trọng trong cuộc sống. Người xưa có câu:”Lời nói chẳng mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói chuyện là một nghệ thuật trong giao tiếp hằng ngày, giao tiếp hằng ngày không chỉ dừng lại ở việc nói sao cho nó có sức thuyết phục, mà còn là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác.

Đôi khi chỉ vì một sơ suất nhỏ, một hành động nhỏ trong giao tiếp mà bạn đã đánh mất đi cơ hội, hay đón nhận lấy một thái độ khó chịu từ đối phương. Bạn có nhận thấy rằng có nhiều người được mọi người yêu quý dù chỉ qua một vài câu chuyện? Còn bạn, tuy bạn là người tốt và rất nhiệt tình nhưng dường như luôn có điều gì đó ngăn cản những người xung quanh yêu mến bạn. Có thể vì bạn thường mắc những lỗi trong giao tiếp. Vì vậy khi giao tiếp hàng ngày với mọi người bạn nên lưu ý những yếu tố sau:

1. Thói quen chen ngang

Theo nhìn nhận của tôi, đây là một thói quen phổ biến nhất của đa số người dân Việt Nam, nó xuất hiện trong mọi cuộc nói chuyện ở mọi hoàn cảnh. Chắc các bạn cũng chẳng lạ gì cảnh: 2 người đang nói chuyện, xong có 1 người thứ 3 chen ngang vào câu chuyện, hay đang tranh luận gì đó, không ai chịu nhường ai giải thích nốt vấn đề, mỗi người 1 ý rồi nói như 1 cái chợ mà chả giải quyết được vấn đê gì.

Đây là 1 thói quen không tốt, người khác có thể đánh giá bạn là 1 người bất lịch sự, vô ý. Bạn nên học cách lắng nghe, kiểm soát cảm xúc của mình. Chen ngang làm cho người nghe cảm nhận bạn là một con người hấp tấp, thiếu tế nhị, không có sự sâu sắc, những người như thế chỉ đi họp chợ chứ không phù hợp để bàn những chuyện quan trọng. Vì vậy, nếu có đang mắc phải thói quen nay, bạn phải tập dần thói quen bỏ nó đi nhé, đừng để vì 1 thói quen mà bị người khác đánh giá thấp mình.

2. Không lắng nghe

Dù câu chuyện của người khác có không hấp dẫn bạn, nhưng bạn cũng đừng tở vẻ không thích rồi ngắt ngang câu chuyện đó. Như thế họ sẽ không muốn chia sẻ gì với bạn nữa đâu. Thói quen của mọi người là khi người khác nói, nóng vội đợi đến lượt mình nói, và không hề lắng nghe người khác đang đề cập đến vấn đề gì.

Khi bạn thực sự lắng nghe người khác nói, bạn sẽ hiểu được nội dung họ muốn đề cập. Khi bạn hỏi những câu liên quan đến nội dung cuộc nói chuyện, người nói sẽ cảm thấy được bạn tôn trọng và nhận thấy bạn quan tâm đến câu chuyện của họ. Hãy khéo léo gợi những câu hỏi được nhiều thông tin. Giao tiếp không thể đến từ 1 chiều, sự tương tác giữa hai người sẽ khiến cuộc đối thoại diễn ra theo chiều hướng tốt đẹp.

3.Hỏi quá nhiều

Trong cuộc nói chuyện, việc bạn hỏi quá nhiều đối phương sẽ cảm thấy như đang bị bạn thẩm vấn và khó chịu. Hãy tìm cách đặt những câu hỏi khôn ngoan, đủ để tương tác qua lại giữa 2 bên được hài hòa.

4. Diễn đạt khó hiểu

Đây là điều khiến cho chúng ta khó giao tiếp tốt với mọi người. Bạn luôn cố giải thích, nói thật nhiều, diễn đạt thật nhiều những người khác vẫn không hiểu ý bạn đang muốn nói đến vấn đề chính là gì. Bạn hãy thử 1 số cách dưới đây:

+ Nói chậm lại: khi bạn hứng thú nói với một chủ đề nào đó, bạn sẽ có xu hướng thao thao bất tuyệt về vấn đề đó. Hãy cố giữ nhịp lại, vì có thể người đối diện đang chả biết bạn nói gì. Điều này sẽ giúp người nghe có thể nghe những gì bạn muốn nói, chính xác hơn và nội dung dễ hiểu hơn.

+ Nói to hơn , rành mạch từng câu chữ

+ Nói có cảm xúc: chả ai muốn nghe bạn đọc kinh thánh đâu, hãy nói phù hợp với cảm xúc của mình hiện tại, nó sẽ khiến câu chuyện của bạn hấp dẫn hơn gấp nhiều lần.

+ Sử dụng ngôn ngữ thân thể khi nói, đây là điều rất quan trọng trong giao tiếp. Tôi sẽ dành 1 bài viết riêng để đề cập đến vấn đề này.

5.Tranh luận đến cùng

Điều này là điều trước đây tôi rất hay mắc phải, và nó thật tồi tệ trong mắt người khác. Đừng bao giờ cố gắng tranh luận cho đến khi bạn dành phần thắng, bạn cũng đừng bao giờ biến mỗi cuộc nói chuyện của bạn thành 1 buổi tranh luận hay họp hành. Có thể bạn đúng, người kia chưa đúng, nhưng bạn cũng đừng cố gắng dành giật phần đúng về mình trong khi người kia cũng cố chấp. Một cuộc nói chuyện là mọi người đều thấy vui vẻ chứ không ai thấy ấn tượng khi lần nào bạn nói chuyện bạn cũng là người “thắng”. Hãy giữ tâm trạng thư gian, giải trí trong các cuộc nói chuyện, điều đó sẽ có lợi cho bạn.

6. Thói quen rung chân

Bạn ngồi nói chuyện với bất kì ai mà chân bạn cứ rung liên tục thì… Đôi chân dùng để đi lại cơ mà, nó đâu có được dùng để khi giao tiếp đâu. Tôi công nhận điều này là một thói quen vô thức với nhiều người, nhưng thật sự khi rung chân bạn không có được 1 tư thế ngồi đẹp khi nói chuyện với mọi người, và người đối diện sẽ không hề thích thói quen đó đâu. Nếu bạn là người có thói quen rung chân khi đang ngồi, đang nói chuyện, thì bạn phải thay đổi, sửa tật đó đi nhé.

7. Nói vấn đề không phù hợp

Sẽ thật nực cười khi trong 1 bữa tiệc sang trọng bạn lại nói về chuyện bệnh tật, ôm đau, ma chay. Hay bạn đang tham gia 1 buổi off về công nghệ, IT lại lôi chuyện phiếm, chuyện gia đình, gái gú vào. Nghe thật chả hợp lý tí nào. Hãy chọn những chủ đề hợp với người nghe và với hoàn cảnh buổi nói chuyện.

8. Cười nhiều, nói to

Cười khúc khích hoặc cười vang quá nhiều là lỗi giao tiếp hàng đầu của phái nữ, trong khi nói quá to là lỗi hàng đầu của phái nam. Nụ cười và giọng nói thích hợp là dấu hiệu của sự trang trọng. Hãy biết tiết chế cảm xúc của bạn để cười nói đúng lúc đúng chỗ với âm lượng phù hợp.

9. Nói dông dài

Bạn sẽ làm yếu đi những luận điểm mình muốn thể hiện nếu nói dông dài bởi “nói dài nói dai nói dại”. Điều này thường gặp ở phái nữ, họ có xu hướng lấp đầy các khoảng trống bằng các câu chuyện, lời giải thích dài dòng của mình. Muốn tiến tới vị trí lãnh đạo, bạn nên thay đổi ngay thói quen này. Hãy trình bày thông điệp của mình một cách ngắn gọn và mạch lạc.

Mọi thứ đều bắt đầu từ sự nhỏ nhất, có những tiểu tiết tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất quan trọng, vì vậy bạn cần lưu, cũng như hoàn thiện kĩ nằng giao tiếp hàng ngày của mình nhé!

Tổng hợp Inter

0 facebook-blogger:

Post a Comment

 
Toggle Footer