I. Các tác nhân gây bỏng
II. Phân
loại bỏng
1. Phân loại theo diện tích
2. Phân loại theo độ sâu vết bỏng
III. Xử
trí và chăm sóc bỏng nói chung
1. Cắt đứt
nguyên nhân gây bỏng:
* Nếu quần
áo nạn nhân bị cháy
* Nếu nạn nhân bị bỏng
nước sôi hoặc hơi nóng, dung dịch hóa chất.
* Nếu bỏng hóa chất ở mắt
* Nếu bỏng điện
* Nếu bỏng
nắng (Trẻ em)
2. Phòng chống sốc
3. Duy
trì đường hô hấp
4. Phòng chống nhiễm khuẩn
5. Băng
bó vết bỏng
IV.
Không nên làm những điều gì trong sơ cứu phỏng?
VI. Phòng ngừa phỏng như thế nào?
NỘI DUNG CHI TIẾT
I. Các tác nhân gây bỏng
- Bỏng nhiệt (hay gặp, chiếm 84-94%):
Nhiệt khô (Lửa, kim loại nóng đỏ, các chất khí nóng, bức xạ nhiệt, nham thạch…),
nhiệt ướt (hơi nước nóng, chất lỏng nóng sôi, parafin nóng sôi, nhựa đường nóng
sôi, vôi tôi vừa gây bỏng ướt, vừa gây bỏng kiềm…)
- Bỏng hoá chất: Acid (HCl, H2SO4…), Base (KOH,
NaOH, NH4OH…), các hoá chất (các hoá chất chứa thuỷ ngân, phenol…), các muối
(dichromat).
- Bỏng điện: Tia lửa điện, luồng điện – dòng điện
(hạ thế, cao thế).
- Bỏng bức xạ: Bức xạ ánh sáng, tia cực tím, tia X
(tia roentgen), tia gamma, tia laser, hạt alpha, beta…
- Tổn thương gây ra do nhiệt độ lạnh thấp
được gọi là tổn thương do cóng lạnh: Do lao động trong những môi trường có kỹ
thuật lạnh sâu.
II. Phân loại bỏng
1. Phân loại theo diện tích
* Diện tích bỏng được quy định theo bảng phân
loại của Wallace (Rule of Nines – nguyên tắc số 9) như sau:
- Đầu mặt cổ 9%.
- Mỗi chi trên 9% ( 2 chi trên =
18%).
- Mỗi chi dưới 18% ( 2 chi dưới =
36%).
- Mặt trước thân 18%.
- Mặt sau thân 18%.
- Bộ phận sinh dục 1%.
* Dùng bàn tay người bị bỏng ướm vào vết bỏng:
Diện tích bàn tay tương ứng với 1%-1,25% diện tích cơ thể.
* Trẻ em:
- Đầu cổ 20%.
- Hai chi dưới 25%.
2. Phân
loại theo độ sâu vết bỏng
Cấu tạo của da gồm 3 lớp kể từ ngoài vào là: Biểu bì (gồm lớp phủ
ngoài và lớp nền - đáy), trung bì (chân bì), hạ bì (gồm ổ mỡ, lớp cân nông, lớp tế bào dưới da).
+ Độ 1 (Fist - Degree Burns): Phần trên của lớp
biểu bì: da đỏ ửng, đau rát (cháy nắng) thường có bong da sau 48 giờ. Lành hẳn
sau 3 ngày.
+ Độ 2 (Second - Degree Burns): Chia làm 2 loại:
- Độ 2a nông: Tổn thương lớp biểu bì, có phỏng
nước lan rộng khắp bề mặt vết bỏng, đau nhiều, rỉ nước, phù nề quanh vết bỏng.
Diễn biến 15 ngày để lại rối loạn sắc tố da.
- Độ 2b sâu: Tổn thương lớp tế bào nền, sinh sản
tạo ra biểu bì. Đau ít hơn độ 2a, có vùng tê. Sẹo hình thành trong 3 tuần, có
thể sẹo sâu hoặc sẹo lồi xấu.
+ Độ III (Third - Degree Burns): Tổn thương lớp
biểu bì và trung bì, có các mảng hoại tử, nền vết bỏng trắng bóng, đỏ tươi hoặc
nâu, lõm, cứng, không đau.
Ngoài ra tổn thương có thể sâu xâm nhập vào
gân, cơ, xương. Bỏng tới trên 20% tổng diện tích da của cơ thể là bỏng nặng nếu
độ sâu của vết bỏng ở độ 2. Nếu ở độ 3 thì trên 15% tổng diện tích da cơ thể
cũng là bỏng nặng. Trẻ em bị bỏng quá 5 – 10% là bỏng nghiêm trọng.
III. Vị trí vết bỏng
- Bỏng ở những vùng
khác nhau cũng có ý nghĩa rất lớn đối với tính mạng và quá trình hồi phục:
+ Bỏng ở
vùng mặt, cổ có thể gây phù nề, chèn ép đường thở dễ bị sẹo xấu và sự biến dạng.
+ Bỏng ở mắt
có thể dẫn đến mù.
+ Bỏng ở
bàn tay hoặc ở vùng các khớp có thể dẫn đến co cứng, mất hoặc giảm chức năng vận
động.
+ Bỏng
vùng lưng, vùng hậu môn sinh dục và những vùng gần hậu môn sinh dục thường có
nguy cơ nhiễm khuẩn cao, kéo dài thời
gian lành vết bỏng.
+ Nếu nạn
nhân hít phải khói, hơi nóng thì có thể gây bỏng đường hô hấp (respiratory
burns), làm phù nề đường hô hấp, gây tắc nghẽn dẫn đến nguy cơ suy hô hấp, viêm
phổi…
IV. Xử trí và chăm sóc bỏng nói chung
1. Cắt đứt
nguyên nhân gây bỏng: Đây là việc làm trước hết để tránh cho nạn nhân bị bỏng sâu và rộng thêm:
* Nếu quần áo nạn nhân bị cháy
- Nếu quần áo nạn nhân bị bắt lửa, điều trước tiên
là phải giữ yên nạn nhân. Bất cứ sự chuyển động nào cũng sẽ làm ngọn lửa đáng sợ
hơn.
- Chặn nạn nhân lại, không để nạn nhân hốt hoảng
chạy quanh vì như thế sẽ thổi bừng ngọn lửa. Đặt nạn nhân nằm trên sàn,
phần bị bỏng ở phía trên.
- Bọc nạn
nhân trong một cái áo hay một tấm mền thô dày bằng len dạ để dập lửa. Đừng bao
giờ dùng hàng nilon vì nó dễ bắt lửa.
- Lăn nạn
nhân trên sàn nhà để ngọn lửa tắt hẳn. Dội nước hoặc chất lỏng không bắt lửa, nếu
có, lên người nạn nhân.
Lưu ý: Không cởi đồ nạn nhân ra khi quần áo đã bị cháy
gần hết. Quần áo có thể dính sát vào da, cởi quần áo sẽ càng gây tổn thương
nhiều hơn.
* Nếu nạn
nhân bị bỏng hoá chất
- Rửa ngay
và liên tục bằng nước sạch càng nhiều càng tốt (tránh hoại tử các tổ chức
bị bỏng). Trừ trường hợp là các hoá chất còn sinh nhiệt khi thực hiện các phản ứng hoá học, khi hút nước
như: Acid muriatic, acid sunfuric.
- Tìm, hỏi
để phát hiện tác nhân gây bỏng để có phương pháp xử trí khác nhau:
+ Tác nhân gây bỏng là acid: khi rơi vào da
nạn nhân có cảm giác cháy xèo da, rát da, nóng ở vùng bị bỏng, gây những đám hoại
tử trên da, niêm mạc dưới hình
thức các vết màu khô cứng có ranh giới rõ với vùng da lành. Tại các đám hoại
tử này cảm giác da và niêm mạc bị mất. Các đám hoại tử màu thường
có hình dạng các giọt nước,
các vết mực loang lổ. Rửa vết bỏng bằng nước có pha Bicarbonat, nước vôi loãng hoặc nước xà phòng.
+ Tác nhân
gây bỏng là do kiềm (base): các tổn thương thường mềm , ướt, màu trắng
xám, xuất tiết dịch, có thể thấy có các nốt phỏng, viền các đám da bỏng bị xung
huyết và phù sưng. Bỏng nông và bỏng sâu thường xen kẽ. Rửa vết bỏng bằng dấm ăn
dung dịch 0,5 đến 5% hay nước chanh quả.
- Nếu bỏng mắt do hoá chất chỉ được rửa bằng nước sạch bình thường.
Nếu trong mắt vẫn còn có những
hạt vôi nhỏ thì phải rửa mạnh để làm bật những hạt vôi đó ra.
- Tháo bỏ ngay quần áo bị dính hoá chất (không dùng tay trần để thaó).
- Nếu vết bỏng chảy nhiều máu thì phải xử trí như đối với vết thương
chảy máu.
* Nếu bỏng
điện
Điện giật hoặc
sét đánh có thể gây bỏng rất sâu, một số nạn nhân bị bỏng điện kết hợp ngừng tim do tác dụng của
dòng điện vào tim. Do vậy phải tiến hành cấp cứu ngừng tim ngay sau đó mới tiến
hành cấp cứu vết bỏng. Thứ tự các bước:
+ Ngắt điện.
+ Nếu không ngắt
điện được thì phải gỡ nạn nhân ra khỏi sự tiếp xúc với điện (phải dùng vật cách
điện: Cao su, gậy gỗ khô để gỡ hoặc kéo nạn nhân).
+ Cấp cứu ngừng
tim (nếu có).
+ Sơ cứu vết
bỏng.
+ Sau khi sơ
cứu vết bỏng xong phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện để
đề phòng những rối loạn về tim
mạch.
* Nếu bỏng nắng (Trẻ em)
- Đưa bé
vào chỗ râm mát hoặc phòng lạnh. Cho bé uống nước mát.
- Làm dịu những vùng da bị bỏng đỏ bằng thuốc bôi
ngoài da calamine hoặc kem thoa sau khi đi nắng.
- Không để bé tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp ít
nhất 48 tiếng.
- Nếu bé bị rộp da hoặc có dấu hiệu say nắng hãy gọi
bác sĩ.
Lưu ý: Hỏi bác sĩ ngay nếu sau khi bị bỏng nắng
trẻ bị sốt, da khô, và trông bối rối thẫn thờ. Trẻ có thể bị say nắng, một tình
trạng nguy cấp.
2. Phòng chống sốc:
- Đặt nạn nhân ở tư thế nằm, nghỉ ngơi yên tĩnh.
- Động viên, an ủi nạn nhân.
- Khi nạn nhân tỉnh táo, không nôn, chướng bụng và không có những chấn
thương khác, cho nạn nhân uống dịch A (Natribicarbonat 4g+đường 100g+nước vừa đủ
1 lít trong 24 giờ uống 1-2 lít), nước chè đường nóng hoặc ORS , ủ ấm
(nếu trời rét).
- Các thuốc giảm đau, an thần: Phong bế novocain dung dịch 0,25%, dùng hỗn
hợp giảm đau gồm:
+ Promedol dung dịch 2% từ 1ml đến 2ml.
+ Dimedrol dung dịch 2% từ 1ml đến 2ml.
+ Pipolphen dung dịch 2,5% từ 1ml đến 2ml.
3 thứ trộn lẫn tiêm bắp. Sau khi tiêm 10 – 12
phút, đa số người bệnh ngủ thiếp, đau đớn giảm, còn có tác dụng chóng phù, nôn
và kháng Histamin (chống sốc). Dịch truyền (Ringerlactat, NaCl 0,9%). Nếu nghi
ngờ nạn nhân có chấn thương khác bên trong thì không dùng thuốc giảm đau, an thần mạnh.
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, đảm bảo nhịp thở trên 12lần/phút.
- Vận chuyển nạn nhân nhẹ nhàng đến cơ sở điều trị càng sớm càng tốt.
3. Duy trì
đường hô hấp:
Nạn nhân bị bỏng vùng đầu mặt cổ, nhất là khi bị kẹt trong nhà bị cháy có dầu,
đồ đạc, bàn ghế, phim nhựa, polyme… đang bốc cháy thì nạn nhân sẽ
hít phải các khí khói độc, đặc biệt là khí oxytcacbon gây hội chứng: tổn thương
do hít thở – inhalation injury, gây co thắt thanh môn, phế quản, phù phổi, rối
loạn nhịp tim, khó thở, nhức đầu, chóng mặt, đau ngực, co giật… Những trường hợp
này phải ưu tiên cấp cứu số 1 và phải được chuyển tới bệnh viện ngay. Phải theo
dõi sát nạn nhân và đảm bảo sự
thông thoáng đường hô hấp:
-
Đưa bệnh nhân ra nơi thoáng khí
-
Thở
oxy nếu cần.
-
Giữ bệnh nhân ở tư thế đứng.
-
Đặt nội khí quản.
- Mở khí quản nếu nguy cấp.
4. Phòng chống nhiễm khuẩn:
Nhiễm khuẩn cũng là 1 vấn đề rất quan trọng đối với nạn nhân bỏng, là 1
trong những yếu tố quyết định thành công trong việc điều trị và chăm sóc bệnh
nhân bỏng. Bản thân vết bỏng là vô khuẩn. Do vậy khi cấp cứu bỏng phải rất thận
trọng để tránh vết bỏng bị nhiễm bẩn:
-
Không sử dụng nước không sạch để dội, đắp
vào vết bỏng trong khi sơ cứu nạn nhân.
-
Không
sờ mó vào vết bỏng.
-
Không chọc vỡ các nốt phỏng.
-
Người cán bộ y tế nên rửa sạch tay trước
khi sơ cứu vết thương nạn nhân.
-
Nên có các tấm ga hoặc săng vô trùng để quấn,
bọc bệnh nhân.
-
Sử dụng
thuốc kháng sinh (augmentin, cephalosporin, aminoglycosid).
5. Băng bó
vết bỏng:
- Không được bôi dầu, mỡ, dung dịch
cồn, kem kháng sinh vào vết bỏng.
- Không được bóc da hoặc cố bóc mảnh
quần áo dính vào vết bỏng.
- Bỏng độ I không cần băng để hở, độ II có nốt phỏng, độ III có hoại tử ướt
cần băng để che chở, chống nhiễm khuẩn, có hoại tử khô không cần băng.
- Vết bỏng sẽ chảy nhiều dịch nên trước khi dùng băng co giãn để băng vết bỏng lại thì phải đệm
một lớp bông thấm nước lên trên gạc hoặc vải phủ vết bỏng.
- Nếu bỏng bàn tay thì có thể cho bàn tay vào 1 túi nhựa rồi băng lỏng cổ
tay, làm như vậy nạn nhân có thể vẫn cử động được các ngón tay và tránh
làm bẩn vết bỏng.
- Nếu bỏng ở cổ tay hoặc chân thì trước hết phủ vết bỏng bằng gạc vô
khuẩn hoặc vải sạch sau đó cho vào túi nhựa. Có thể đặt nẹp cố định chi bị bỏng,
nhưng trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải nâng cao chi bị bỏng để chống sưng
nề các ngón, hướng dẫn nạn nhân vận động sớm các ngón chân, ngón tay nếu có thể
được để tránh co da, dính khớp.
V. Không nên làm những điều gì trong
sơ cứu phỏng?
- Không làm bể các vết phỏng bọng nước vì như vậy
có thể gây nhiễm trùng thêm vết phỏng
- Không được dùng mỡ trăn hoặc dầu cá để sơ cứu vết
bỏng. Nhiều lọ mỡ trăn không được tiệt trùng nên hầu hết bị ôi thiu
do nhiễm vi sinh vật. Vì thế mà làm cho vết bỏng bị nhiễm khuẩn rất nhanh.
- Còn dầu cá có mùi tanh, khi bôi lên sẽ bị hôi
tanh và thu hút ruồi nhặng đến. Thực ra mỡ trăn và dầu cá có thể chữa bỏng nhưng
phải dùng đúng lúc. Chất Vitamin A trong dầu cá và mỡ trăn có tác dụng kích
thích sự tái tạo tế bào biểu mô. Vì vậy, người ta thường sử dụng kết hợp với các thuốc khác tạo
thành hợp chất có tác dụng như mỡ, kem, chỉ dùng cho những trường hợp bị bỏng
sâu, và vào tuần lễ thứ ba sau khi bỏng.
- Dùng kem đánh răng: Nhiều người khi bị bỏng bôi
kem đánh răng lên vết thương. Họ quan niệm kem đánh răng sẽ làm dịu vết
thương. Song, thực chất kem đánh răng có chất kiềm nhẹ, khi bôi lên vết bỏng sẽ
làm tăng đau đớn. Trong trường hợp bỏng axít, phải làm loãng nồng độ axít trên da bằng cách ngâm ngay
vào nước lạnh. Sau đó, trung hoà axít còn dư trên da bằng xà phòng hoặc kem đánh răng, bằng cách
xoa nhẹ xà phòng hoặc kem đánh răng cho sủi bọt và ngấm sâu vào da rồi rửa sạch.
- Đối với bỏng nước sôi hay lửa, không được dùng
xà phòng, kem đánh răng vì nó chỉ làm tăng thêm sự đau đớn.
- Riêng nước mắm thì ôi thôi rồi, nó
chỉ góp phần khiến vết bỏng của ấy bốc mùi và nhiễm trùng thêm mà thôi.
- Không nên bôi các thuốc chống sẹo
vì thường không hiệu quả và sẹo thường là do hậu quả của chăm sóc vết phỏng
không đúng cách làm nhiễm trùng vết phỏng
- Không cần thiết phải cữ ăn các loại
thực phẩm như tôm, cua, bò, gà, rau muống, cam... vì ăn những thực phẩm này
không hề gây sẹo. Trái lại, nếu kiêng cữ quá mức sẽ gây thiếu chất dinh dưỡng
(đặt biệt là chất đạm) khiến cho vết phỏng chậm lành.
- Không dùng các loại băng bằng bông
có lông tơ mịn hoặc các băng dính dán lên vùng bị phỏng
- Trong trường hợp phỏng điện, không
được chạm vào hoặc tới gần người bị nạn nếu dòng điện chưa được ngắt.
- Khi trẻ bị bỏng cha mẹ hoặc người
thân cần bình tĩnh, nhanh chóng, nhẹ nhàng khi sơ cứu tránh trẻ bị sốc.
VI. Phòng ngừa phỏng như thế nào?
- Không nên sử dụng những bình ga nhỏ
(dùng cho bếp ga mi ni) được sạc đi sạc lại nhiều lần vì có nhiều nguy cơ gây
cháy nổ
- Không nên châm thêm alcol vào lửa
khi đang nấu nướng thức ăn.
- Không nên để đèn dầu hoặc đèn cầy
gần mùng.
- Không cho trẻ tiếp xúc với lửa,
diêm, thuốc lá, xăng, dầu hôi, đèn dầu, đèn cầy, diêm quẹt, hộp quẹt...
- Đặt bếp ở một nơi bằng phẳng, cao
hơn tầm với của trẻ, không nên để bếp trên sàn nhà
- Quay các quai cầm của nồi hoặc chảo
vào phía mà trẻ không với tới được.
HÃY NẮM VỮNG KIẾN THỨC BẠN NHÉ...!
0 facebook-blogger:
Post a Comment