1. Rắn độc và rắn không độc:
- Phân biệt rắn độc và rắn không độc nhiều khi rất khó.
+ Rắn hổ mang (khi chuẩn bị tấn công thì cổ bạnh, phát âm thanh đặc trưng).
+ Rắn cạp nong (thân mình“khúc vàng khúc đen”).
+ Rắn cạp nia (thân mình “khúc trắng khúc đen”).
+ Rắn lục (đầu to so với thân mình, hình quả trám).
- Phân biệt rắn độc và rắn không độc nhiều khi rất khó.
+ Rắn hổ mang (khi chuẩn bị tấn công thì cổ bạnh, phát âm thanh đặc trưng).
+ Rắn cạp nong (thân mình“khúc vàng khúc đen”).
+ Rắn cạp nia (thân mình “khúc trắng khúc đen”).
+ Rắn lục (đầu to so với thân mình, hình quả trám).
- Rắn độc có thường có hai răng độc lớn (còn gọi là móc độc) và thường ở vị trí răng cửa hàm trên, do đó khi cắn thường để lại vết cắn đặc trưng có thể giúp phân biệt rắn độc. Răng độc đóng vai trò như một kim tiêm dưới da hoặc tiêm bắp (một số trường hợp hiếm gặp thì tiêm trực tiếp tĩnh mạch) dẫn nọc độc vào cơ thể nạn nhân. Một số loại rắn hổ mang mặc dù ở cách nạn nhân một khoảng cách vẫn có thể phun nọc độc về phía nạn nhân và gây tổn thương niêm mạc (mắt), có thể từ đó gây nhiễm độc toàn thân.
2. Nọc độc:
Nọc độc được tiết ra từ các tuyến nọc riêng, thường là có nối với cuống răng độc bằng một ống dẫn. Nọc độc của rắn có 3 chức năng sau:
- Bất động con mồi.
- Tiêu hoá con mồi.
- Đe doạ kẻ thù.
II. CÁC TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP
1. Rắn hổ cắn:
Các triệu chứng thường gặp của rắn hổ cắn:
Triệu
chứng
|
Hổ
mang
thường
|
Hổ
chúa
|
Cạp
nia
|
Cạp
nong
|
* Tại
chỗ:
- Đau
buốt
- Vết
răng, móc độc
- Phù
nề lan toả
- Hoại
tử
* Toàn
thân:
- Sụp
mi
- Dãn
đồng tử
- Phản
xạ ánh sáng
- Há
miệng hạn chế, khó nuốt, nói
- Khó
thở, liệt cơ hô hấp
|
+
+
+++
+++
±
±
+
±
±
±
±
|
+
+
+++
-
+
+
+
+
+
+
±
|
-
±
-
-
+++
+++
-
+++
+++
+++
-
|
-
±
-
-
++
++
-
++
++
++
-
|
- Rắn biển cắn: gây liệt cơ, tan máu. Thông tin về rắn biển cắn ở nước ta còn chưa đầy đủ.
- Độc tố gây liệt của rắn là các độc tố với thần kinh ngoại vi, bệnh nhân có thể bị liệt hoàn toàn (rất dễ nhầm lẫn với hôn mê sâu, thậm chí nhầm lẫn với tình trạng mất não) nhưng vẫn tỉnh táo nếu không bị suy hô hấp nặng. Nếu được điều trị hỗ trợ tốt bệnh nhân vẫn có thể hồi phục hoàn toàn.
2. Rắn lục cắn:
a. Tại chỗ:
- Sau khi bị cắn bệnh nhân bị sưng tấy nhanh, chảy máu tại vết cắn, có thể ngay sau khi bị cắn.
- Sauđó vùng bị cắn sưng to, bầm tím, xuất huyết dưới da, xuất huyết trong cơ, phồng rộp, xuất huyết trong bọng nước. Có thể có hội chứng khoang, chèn ép nhiều.
b. Toàn thân:
- Chóng mặt, lo lắng, tình trạng sốc.
- Rối loạn đông máu, chảy máu.
- Chảy máu khắp nơi.
- Rối loạn tiêu hoá (nôn, ỉa chảy).
- Suy thận cấp do tiêu cơ vân.
3. Nguyên nhân tử vong:
- Lúc đầu thường do suy hô hấp do liệt cơ hô hấp, cơ hầu họng. Có thể do loạn nhịp tim, tụt huyết áp. Sau đó là do xuất huyết nặng, suy thận, nhiễm trùng nặng.
III. SƠ CỨU KHI BỊ RẮN ĐỘC CẮN:
- Sau khi bị rắn độc cắn cần tiến hành sơ cứu ngay, trước khi vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện. Có thể người khác giúp đỡ hoặc do bản thân bệnh nhân tự làm.
1. Mục tiêu của sơ cứu:
- Làm chậm sự hấp thu của nọc độc về tuần hoàn hệ thống.
- Bảo vệ tính mạng của bệnh nhân, kiểm soát các triệu chứng nguy hiểm xuất hiện sớm và ngăn chặn các biến chứng trước khi bệnh nhân đến được cơ sởy tế.
- Vận chuyển bệnh nhân một cách nhanh nhất, an toàn nhất đến cơ sở y tế cóđiều kiện điều trị thực sự (ví dụ cấp cứu hô hấp, tim mạch tốt hoặc có huyết thanh kháng nọc đặc hiệu).
- Mục tiêu trên hết: không làm gì có hại thêm cho bệnh nhân !
2. Các biện pháp sơ cứu được khuyến cáo:
- Động viên bệnh nhân yên tâm, đỡ lo lắng.
- Không để bệnh nhân tự đi lại. Bất động chi bị cắn bằng nẹp (vì bất kỳ sự vậnđộng nào của chi hoặc co cơ đều làm tăng sự vận chuyển của nọc độc vềtuần hoàn hệ thống). Cởi bỏ đồ trang sức ở chi bị cắn vì có thể gây chèn ép khi chi sưng nề.
- Cân nhắc biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường): băng ép bất động để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt. Không băng ép bất động khi rắn lục cắn vì có thể làm nặng thêm tổn thương tại chỗ.
- Vận chuyển bệnh nhân bằng phương tiện đến cơ sở y tế đồng thời với việc duy trì băng ép, bất động. Nếu bệnh nhân liệt thì khai thông đường hô hấp (tư thế, hút đờm rãi,…), hô hấp nhân tạo.
- Tránh can thiệp vào vết cắn vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng sự hấp thu nọc và dễ chảy máu thêm
* Kỹ thuật băng ép bất động:
- Dùng băng rộng khoảng 10 cm, nếu có điều kiện dài ít nhất khoảng 4,5 m. Có thể băng chun giãn, băng vải, hoặc tự tạo từ khăn, quần áo. Không cố cởi quần áo vì dễ làm chi phải vận động, có thể băng đè lên quần áo.
- Băng tương đối chặt nhưng không quá mức (vẫn còn sờ thấy mạch đập, đủ để luồn một ngón tay giữa các nếp băng).
- Bắt đầu băng từ ngón chân về phía gốc chi để hết toàn bộ chi.
- Dùng nẹp cứng (nẹp, miếng gỗ, que, miếng bìa cứng,…) cố định chi với nẹp.
* Vết cắn ở bàn tay, ngón tay, cẳng tay:
+ Băng ép bàn tay, cẳng tay.
+ Dùng nẹp cố định cẳng bàn tay.
+ Dùng khăn hoặc dây treo quàng lên cổ bệnh nhân.
- Duy trì băng ép bất động tới khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế có khả năng cấp cứu hồi sức hoặc huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu (bác sỹ là người quyết định tháo băng ép hay không).
- Vết cắn ở thân mình: ép lên vùng bị cắn nhưng không làm hạn chế cử động thành ngực.
- Vết cắn ở đầu, mặt, cổ: khẩn cấp vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.
1.2. Không áp dụng các biện pháp sau:
- Các biện pháp sau đã được chứng minh là không có hiệu quả hoặc thấm chí gây hại thêm cho bệnh nhân và do đó không áp dụng.
- Ga rô, trích, rạch, trâm, chọc tại chỗ, hút nọc độc, gây điện giật, đắp các loại thuốc y học dân tộc, hoá chất lên vết cắn, sử dụng hòn đá chữa rắn cắn, chườm lạnh vết cắn (chườm đá).
0 facebook-blogger:
Post a Comment